preloader

VIÊM PHỔI: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

  • Home
  • -
  • Chuyên Khoa Nội Tổng hợp
  • -
  • VIÊM PHỔI: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
VIÊM PHỔI: TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Viêm phổi là gì?

Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng của nhu mô phổi bao gồm viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi. Bệnh thường do vi khuẩn, virus, nấm và một số tác nhân khác, nhưng không do trực khuẩn lao.

Triệu chứng của viêm phổi

Các triệu chứng viêm phổi có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sức khỏe của người bệnh, bao gồm:

  • Ho: có thể ho khan hoặc ho có đờm, đôi khi kèm theo máu.
  • Sốt cao: có thể kèm theo cảm giác ớn lạnh, run rẩy.
  • Đau ngực: cảm giác đau khi hít vào sâu hoặc ho.
  • Khó thở: có thể xảy ra khi hoạt động hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Mệt mỏi và yếu ớt toàn thân, có thể mất cảm giác thèm ăn.
  • Triệu chứng khác: buồn nôn, nôn, đau đầu, và lú lẫn, đặc biệt ở người cao tuổi.

Nếu có các triệu chứng này kéo dài hoặc trở nặng, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây viêm phổi

  1. Vi khuẩn: Phổ biến nhất là Streptococcus pneumoniae, gây viêm phổi cộng đồng. Các vi khuẩn khác như Mycoplasma pneumoniae, HI cũng có thể gây bệnh, thường gặp ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi.
  2. Virus: Các virus gây cảm cúm, viêm phổi do COVID-19, hoặc virus cúm cũng có thể gây viêm phổi, đặc biệt vào mùa đông.
  3. Nấm: Một số loại nấm như Histoplasma có thể gây viêm phổi, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu.
  4. Yếu tố nguy cơ: Hút thuốc, ô nhiễm môi trường, mắc bệnh lý mãn tính (như tiểu đường, bệnh tim, COPD), hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, ung thư) làm tăng nguy cơ viêm phổi.

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI

  • Chụp X-quang phổi: giúp phát hiện vùng phổi bị tổn thương.
  • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: Khi chụp x – quang phổi không rõ tổn thương, bệnh nặng cần đánh giá kỹ tổn thương, bệnh nhân suy giảm miễn dịch nguy cơ bệnh diễn biến nặng, cần phân biết với các tổn thương khác ngoài viêm như u phổi, bệnh phổi kẽ…
  • Xét nghiệm máu: giúp xác định nguyên nhân gây viêm (vi khuẩn hay virus).
  • Cấy đờm: xác định chính xác loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm PCR: hiệu quả trong việc chẩn đoán viêm phổi do virus.

ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI HIỆU QUẢ

Điều trị viêm phổi dựa trên nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng của bệnh. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

  1. Kháng sinh: nếu nguyên nhân do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh thích hợp, thường kéo dài từ 7-14 ngày.
  2. Thuốc kháng virus: khi viêm phổi do virus, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus, nhưng thông thường sẽ tự hồi phục theo thời gian.
  3. Điều trị hỗ trợ: bao gồm thuốc giảm ho, hạ sốt, truyền dịch, oxy trị liệu, và hỗ trợ dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
  4. Nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà: điều quan trọng là nghỉ ngơi, uống nhiều nước, và giữ môi trường sạch sẽ, thoáng mát.

PHÒNG NGỪA VIÊM PHỔI

  • Tiêm phòng: tiêm vắc xin phế cầu, vắc xin cúm hàng năm để ngăn ngừa viêm phổi do vi khuẩn và virus.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: tăng cường dinh dưỡng, không hút thuốc, hạn chế rượu bia, và tập luyện thường xuyên.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
  • Giữ ấm cơ thể về mùa đông: Người già không tập thể dục ngoài trời sáng sớm hoặc chiều muộn,  thanh niên không chủ quan tắm nước lạnh…

Lưu ý: Viêm phổi có thể trở nặng nhanh chóng và dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Vì vậy, nếu có triệu chứng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website chính thức của viện là gì?

SilverPlay article