preloader

BỆNH GLOCOM CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

  • Home
  • -
  • Khám Mắt
  • -
  • BỆNH GLOCOM CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
BỆNH GLOCOM CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Glocom (Glaucoma hay Thiên đầu thống, cườm nước) là bệnh lý về mắt phổ biến trong đời sống, đặc biệt thường gặp ở những người trung niên và người cao tuổi. Và bệnh Glôcôm có chữa được không cũng là câu hỏi mà các Bác sĩ chuyên khoa Mắt BVĐK Hưng Hà thường xuyên nhận được từ người bệnh.

Mời Quý bạn đọc cùng tham khảo những tư vấn đến từ Bác sĩ CKI Nguyễn Đình Nam để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Bệnh Glocom là gì?

Bệnh Glocom là bệnh do hiện tượng tăng nhãn áp khiến cho hệ thần kinh thị giác bị tổn thương. Bệnh lý này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mắt mờ dần mà trong một thời gian nếu như không được phát hiện và điều trị còn có thể dẫn tới mù lòa.

Bệnh Glocom có chữa được không?

Glocom là bệnh mắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thị giác do tổn thương dây thần kinh thị giác nằm ở đáy mắt. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh Glocom. Mục đích chính của việc điều trị đó là làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế tổn thương gây ra ở dây thần kinh thị giác nhằm phòng chống mù lòa cho bệnh nhân.

Tuy nhiên bệnh lý này hoàn toàn có khả năng điều trị ổn định được để phòng chống được nguy cơ mù vĩnh viễn. Có hai phương pháp chính đó là điều trị bằng thuốc và điều trị bằng phẫu thuật. Tùy vào từng đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất.

  • Đối với những người bệnh Glocom góc mở (đây là dạng glocom phổ biến nhất) có thể điều trị bằng thuốc. Người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc hạ nhãn áp kết hợp cùng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu như việc sử dụng thuốc lâu ngày không có tác dụng, người bệnh sẽ phải phẫu thuật.
  • Trường hợp thứ hai đó là khi bệnh nhân bị Glocom góc đóng.  Để tránh nguy cơ xảy ra mù lòa, người bị bệnh glocom cần phải tiến hành laser hoặc phẫu thuật do đây là tình trạng glocom cấp tính gây tăng áp lực trong nhãn cầu tiến triển rất nhanh, triệu chứng rầm rộ cần cấp cứu ngay để tránh nguy cơ mù lòa.
  • Ngoài ra còn một số dạng bệnh Glocom khác gồm: Glocom thứ phát, Glocom sắc tố hay glocom bẩm sinh (rất hiếm gặp)

Dấu hiệu bệnh Glocom ở mắt

Hầu hết những người bị bệnh Glocom góc mở không có triệu chứng đến khi phát hiện bệnh thì thường đã ở giai đoạn muộn. Với glocom góc đóng, triệu chứng thường đến nhanh và rõ rệt. Dưới đây là một số những dấu hiệu bệnh glocom mà bạn cần lưu tâm:

  • Mắt nhìn mất dần tầm nhìn ngoại vi, cảm giác nhìn qua đường hầm
  • Nhìn thấy nhiều vòng hào quang tỏa tròn giống như cầu vồng khi nhìn vào bóng đèn
  • Mắt nhìn mờ như nhìn qua sương mù
  • Mắt căng tức, sờ vào mắt như hòn bi
  • Đau nhức đầu kèm mắt nhạy cảm ánh sáng, sợ ánh sáng
  • Buồn nôn, nôn mửa xuất hiện kèm theo đau mắt, đau đầu dữ dội, mắt mờ đột ngột, xuất hiện trong Cơn Glocom góc đóng cấp tính

Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần đến khám bệnh ở cơ sở chuyên khoa Mắt ngay để loại trừ, phát hiện và điều trị sớm bệnh lý Glocom.

Để được tư vấn thêm về bệnh lý Glocom hoặc các bệnh lý về mắt khác bởi đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa BVĐK Hưng Hà, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline: 1800 556 815 (Miễn phí cuộc gọi).

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website chính thức của viện là gì?

SilverPlay article