preloader

RỐI LOẠN NHỊP TIM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

  • Home
  • -
  • Chuyên Khoa Nội Tổng hợp
  • -
  • RỐI LOẠN NHỊP TIM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
RỐI LOẠN NHỊP TIM: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Bệnh rối loạn nhịp tim là một cấp cứu nội khoa mang tính chất nguy hiểm với các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như ngừng tim, suy tim, đột quỵ… Nhận diện triệu chứng chính xác sẽ giúp người bệnh có điều kiện thăm khám và can thiệp bệnh sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn nhịp tim, bao gồm các bệnh lý tim mạch và các bệnh lý khác

Bệnh lý tim mạch

  • Các bệnh lý như bệnh mạch vành, bệnh lý của van tim, bệnh viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim có thể làm tổn thương hệ thống dẫn truyền của tim, gây ra rối loạn nhịp tim.
  • Bất thường đường dẫn truyền xung điện bẩm sinh
  • Rối loạn điện giải gây loạn nhịp

Bệnh lý khác

  • Các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh phổi mạn tính, bệnh tuyến giáp và tiểu đường cũng có thể góp phần gây ra rối loạn nhịp tim.
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu và thuốc chống loạn nhịp, có thể gây rối loạn nhịp tim như một tác dụng phụ.

Triệu chứng rối loạn nhịp tim

  • Tự nhiên xuất hiện cơn trống ngực hồi hộp bất thường cảm giác như tim nảy ra ngoài lồng ngực, cơn kéo dài vài phút hoặc lâu hơn, có thể cả ngày. Cơn có thể tự hết.
  • Tức ngực, khó thở.
  • Mệt, vã mồ hôi, tụt huyết áp.
  • Chóng mặt , ngất, ngã khụy. Một số nhịp nhanh nguy hiểm có thể gây đột tử.

Phương pháp chẩn đoán rối loạn nhịp tim

  • Điện tâm đồ 12 chuyển đạo có thể ghi được cơn rối loạn nhịp tim nếu bệnh nhân được làm điện tim ngay trong cơn tim nhanh.
  • Holter điện tim 24h: bệnh nhân được đeo máy theo dõi nhịp tim trong 24h. Tất cả nhịp tim và các cơn rối loạn nhịp trong quá trình đeo máy sẽ được ghi lại trên máy holter nên có thể dễ dàng chẩn đoán các bệnh rối loạn nhịp cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị

  • Với các rối nhịp nhanh gây trụy mạch, tụt áp. Bệnh nhân sốc điện chuyển nhịp.
  • Với các rối loạn nhịp thông thường bệnh nhân sẽ điều trị bằng các thuốc chống loạn nhịp.
  • Với những rối loạn nhịp nguy hiểm và tái diễn, không đáp ứng thuốc, bệnh nhân được chuyển tuyến điều trị can thiệp bằng sóng cao tần hoặc các phương pháp chuyên sâu khác.
  • Phương pháp khác: Duy trì một lối sống lành mạnh kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ với các bác sĩ chuyên khoa tim mạch là cần thiết để đảm bảo tình trạng rối loạn nhịp tim được kiểm soát và điều trị kịp thời.

Rối loạn nhịp tim là một cấp cứu nội khoa cần được quan tâm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị sẽ giúp bạn có những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải các triệu chứng rối loạn nhịp tim, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn và điều trị phù hợp: 1800 556 815 (Miễn phí cuộc gọi).

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà có mấy cơ sở?

SilverPlay article