Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến khả năng nghe – nói, thậm chí là viêm màng não, áp xe não… Hiểu đúng về bệnh lý viêm tai giữa giúp bố mẹ có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc ở trẻ.
VIÊM TAI GIỮA LÀ GÌ?
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng gây ra các triệu chứng sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ sơ sinh cho đến 2 tuổi. Nguyên nhân là do cấu trúc tai của trẻ ở độ tuổi này chưa phát triển hoàn chỉnh và hệ miễn dịch yếu.
NGUYÊN NHÂN VIÊM TAI GIỮA CẤP
- Viêm tai giữa cấp thường do vi khuẩn từ vòm họng theo vòi nhĩ lên tai giữa gây nên, do cơ chế bảo vệ của lớp niêm mạc vòi nhĩ không còn hoạt động hiệu quả hoặc lỗ vòi nhĩ bị tắc nghẽn do khác khối choán chỗ tại vùng vòm họng (VA trẻ em).
- Thường viêm tai xuất phát sau viêm mũi họng. Khoảng 2/3 số trường hợp VTG cấp là do vi khuẩn, trong đó hay gặp nhất là phế cầu, đó cũng chính là những vi khuẩn gây viêm phổi.
- Các yếu tố làm trẻ dễ bị mắc VTG tái phát: Không được bú mẹ; bị VTG cấp trong 6 tháng đầu đời; cha mẹ hoặc anh chị có tiền sử viêm tai, trẻ sứt môi, hở hàm ếch kể cả đã được vá chỉnh.
VÌ SAO TRẺ DỄ MẮC VIÊM TAI GIỮA HƠN NGƯỜI LỚN?
- Ở trẻ em, sụn vòi nhĩ còn mềm, dễ bị xẹp. Vòi nhĩ ở trẻ ngắn và nằm ngang hơn người lớn, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, trẻ dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên.
- Tình trạng viêm VA phổ biến ở trẻ em cũng dễ dẫn đến bệnh VTG.
ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ
Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh lý viêm tai giữa, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh có các dấu hiệu đặc trưng như:
- Quấy khóc, chảy mủ tai, đau tai; trẻ hay đưa tay dụi hoặc cấu tai
- Sốt, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy.
- Trẻ nhỏ thì khóc thét, trẻ lớn có thể bị đau đầu, nghe kém.
- Dấu hiệu đặc trưng của VTG qua hệ thống soi thấy ứ mủ hòm nhĩ.
- Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhân đau nhói.
Nếu trẻ được phát hiện sớm, viêm tai giữa có thể điều trị bằng thuốc. Với tình trạng nhiễm trùng nặng và lan rộng hơn, trẻ có thể cần thực hiện các điều trị ngoại khoa khác như nạo VA, cắt amidan, đặt ống thông khí…
Khoa Liên khoa BVĐK Hưng Hà đã và đang điều trị cho nhiều ca bệnh trẻ bị viêm tai giữa. Đặc biệt, nếu bố mẹ bận, có thể đưa trẻ đi khám các bệnh lý Tai Mũi Họng cũng như Nhi khoa tại Phòng khám ngoài giờ:
– Thời gian: 17h – 20h từ Thứ 2 đến Chủ nhật.
– Địa chỉ: Ki ốt cạnh cổng số 2, số 68 đường Trần Quang Khải, TP Hưng Yên.
– Hotline:
● Nhi: 0221 628 3456
● Tai – Mũi – Họng: 0976 662 692
Bên cạnh đó, bố mẹ nên tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa do phế cầu khuẩn gây ra. Hiện tại, Trung tâm tiêm chủng BVĐK Hưng Hà đang có sẵn vắc xin: Phế cầu 10 chủng #SYNFLORIX/ Bỉ và vắc xin Phế cầu 13 chủng #PREVENAR Anh. Liên hệ ngay Hotline: 0221 628 3456 để đặt lịch tiêm chủng cho bé!