preloader

PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM KỊP THỜI ĐỂ NGĂN NGỪA MẤT THỊ LỰC

  • Home
  • -
  • Khám Mắt
  • -
  • PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM KỊP THỜI ĐỂ NGĂN NGỪA MẤT THỊ LỰC
PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM KỊP THỜI ĐỂ NGĂN NGỪA MẤT THỊ LỰC

Glôcôm là bệnh lý tại mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác không có khả năng hồi phục, là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ 2 sau bệnh đục thể thủy tinh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị Glôcôm sớm giúp chúng ta bảo vệ và chăm sóc sức khỏe đôi mắt tốt hơn

GLÔCÔM LÀ GÌ?

●   Glôcôm còn được gọi là thiên đầu thống, tăng nhãn áp, cườm nước.

●   Glôcôm là tình trạng bệnh lý do tổn thương tiến triển các tế bào hạch võng mạc, đặc trưng bởi tổn thương thị trường và đầu dây thần kinh thị giác, thường liên quan đến tình trạng nhãn áp cao

Phân loại Glôcôm có thể như sau :

●   Glôcôm nguyên phát: bao gồm glôcôm góc đóng và glôcôm góc mở

●   Glôcôm thứ phát

●   Glôcôm bẩm sinh

NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA GLÔCÔM

●    Tiền sử gia đình: trong gia đình có người mắc bệnh Glôcôm, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.

●    Tuổi tác: Người trên 40 tuổi có nguy cơ cao hơn.

Tiền sử các bệnh về mắt: viêm màng bồ đào, sau phẫu thuật mắt, sau chấn thương mắt

●    Mắc tật khúc xạ: viễn lão thị sớm, cận thị cao

●    Sử dụng thường xuyên, kéo dài các thuốc chống viêm corticosteroid

Các bệnh lý toàn thân: huyết áp cao, hạ huyết áp về đêm, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp,…

TRIỆU CHỨNG CỦA GLÔCÔM

Triệu chứng của Glôcôm khác nhau giữa các thể bệnh, bao gồm:

●  Cơn Glôcôm cấp: khởi phát đột ngột, diễn biến rầm rộ, thưởng xảy ra lúc chiều tối

●     Đột ngột đau nhức mắt, nhức xung quanh hốc mắt, đau nửa đầu cùng bên

●     Nhìn mờ như qua màn sương, nhìn đèn có quầng xanh đỏ

●     Sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không có dử mắt

●     Có thể buồn nôn, nôn, sốt, vã mồ hôi,..

●  Các thể bệnh khác: bệnh biểu hiện âm thầm, kín đáo, triệu chứng không rõ rệt, cảm giác căng tức mắt nhẹ thoáng qua khiến cho người bệnh chủ quan, bỏ sót. Bệnh nhân thường đến khám khi bệnh đã ở giai đoạn muộn và tổn hại thị trường.

PHÁT HIỆN SỚM GLÔCÔM

Hiện nay chưa có biện pháp nào có thể phòng được bệnh Glôcôm. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm, theo dõi thường xuyên có vai trò rất quan trọng để bảo vệ thị lực cho chúng ta.

Khám mắt định kỳ đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như người trên 40 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc Glôcôm,…

  •  Kiểm tra thị lực, đo nhãn áp
  • Đánh giá góc tiền phòng
  •   Đánh giá đầu dây thần kinh thị giác
  •  Khám mắt toàn diện phát hiện các yếu tố nguy cơ và bất thường (nếu có)

ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM

Mục đích điều trị Glôcôm là làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, duy trì chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh,người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các phương pháp khác nhau bao gồm:

Điều trị nội khoa: thuốc nhỏ mắt, thuốc uống, truyền dịch để làm hạ nhãn áp

Laser: Laser tạo hình mống mắt chu biên, Laser cắt mống mắt chu biên, Laser vùng bè chọn lọc, Laser quang đông thể mi

Phẫu thuật: cắt bè, cắt củng mạc sâu, đặt van dẫn lưu tiền phòng.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà có mấy cơ sở?

SilverPlay article