preloader

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối nhân tạo (PHẦN 1)

  • Home
  • -
  • Khoa YHCT
  • -
  • Phục hồi chức năng sau thay khớp gối nhân tạo (PHẦN 1)
Phục hồi chức năng sau thay khớp gối nhân tạo (PHẦN 1)

Thay khớp gối ngày nay là một phương pháp điều trị hiện đại được chỉ định cho những bệnh lý khớp gối như thoái hóa khớp gối độ 3 ,4, viêm khớp gối, chấn thương… làm biến dạng và ảnh hưởng  đến đi lại sinh hoạt hoặc khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa. Trên Xquang có hình ảnh hẹp khe khớp, khuyết xương

Tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối giúp thúc đẩy nhanh tiến trình hồi phục của người bệnh. Tuy nhiên, nếu tập phục hồi chức năng không đúng kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng xấu tới khớp gối mới. Do đó, người bệnh cần tập luyện theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Các biến chứng sau phẫu thuật

1. Biến chứng sớm

Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn là rủi ro không mong muốn của phẫu thuật. Khi xuất hiện biến chứng này, người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau, sốt, sưng to gối, chảy dịch tại vết mổ. Khi đó, bác sĩ sẽ cần cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ để điều trị kháng sinh phù hợp, sau đó tiếp tục theo dõi người bệnh. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể được chỉ định mổ lại để làm sạch khớp gối.

Tắc mạch: Đây là sự hình thành của những cục máu đông ở tĩnh mạch. Biến chứng này gây thuyên tắc phổi, thậm chí người bệnh tử vong đột ngột. Bác sĩ có thể hạn chế biến chứng này khi cho người bệnh dùng thuốc chống đông dự phòng.

Máu tích tụ trong gối, cứng gối…

2. Biến chứng muộn

Nhiễm khuẩn muộn: Khi điều trị những loại nhiễm khuẩn muộn sau phẫu thuật, bác sĩ thường phải thay lại khớp mới cho người bệnh. Có rất nhiều loại khớp gối chuyên biệt được sản xuất cho các trường hợp phẫu thuật thay lại khớp gối.

Cứng khớp, các biến chứng cơ học do khớp nhân tạo. Một số trường hợp cần thay lại khớp mới như khớp gối nhân tạo không vững, mòn khớp và lỏng khớp nhân tạo.

Khi nào có thể bắt đầu thực hiện bài tập phục hồi?

Sau mổ thay khớp gối, khi người bệnh đã tỉnh táo, kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ giúp thực hiện quá trình phục hồi chức năng. Người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện những bài tập gập gối. Kỹ thuật viên sẽ giúp người bệnh di chuyển nhẹ nhàng với nạng hoặc khung tập đi.

Chương trình phục hồi sau phẫu thuật thay khớp gối sẽ gồm những bài tập hỗ trợ sự vững chắc của khớp gối, chịu lực thăng bằng và thực hiện những hoạt động chức năng. Các bài tập gồm:

Bài tập sức cơ: Bài tập này giúp người bệnh luyện cơ mông, khớp háng, cơ đùi và cơ cẳng chân.

Bài tập chống chân chịu lực: Đối với trường hợp thay loại khớp có xi măng, người bệnh nên tập chống chân chịu lực dần lên chân mổ, nên dừng lại khi thấy khó chịu. Với loại khớp thay không có xi măng, người bệnh đặt các ngón chân xuống từ từ đến khi đỡ đau rồi tăng dần trọng lượng xuống chân đó.

Bài tập kết hợp: Người bệnh có thể đạp xe hoặc bơi lội kết hợp các hoạt động hằng ngày như lên xuống cầu thang, ngồi xổm, lên xuống giường…

Những thông tin tiếp theo về Qúa trình phục hồi chức năng sau thay khớp gối nhân tạo sẽ được chia sẻ tại Phần II. Mời Qúy bạn đọc cùng theo dõi: Link bài 2

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà có mấy cơ sở?

SilverPlay article