preloader

Phục hồi chức năng sau thay khớp gối nhân tạo (PHẦN 2)

  • Home
  • -
  • Khoa YHCT
  • -
  • Phục hồi chức năng sau thay khớp gối nhân tạo (PHẦN 2)
Phục hồi chức năng sau thay khớp gối nhân tạo (PHẦN 2)

Quá trình phục hồi chức năng sau thay khớp gối

Sau thay khớp gối, người bệnh khó tránh khỏi cảm giác đau. Do đó, những bài tập phục hồi chức năng không chỉ cải thiện tình trạng đau nhức mà còn giúp khớp gối phục hồi khả năng vận động nhanh chóng.

 Nguyên tắc

  • Tăng cường tầm vận động khớp.
  • Tập đứng tập đi bộ.
  • Tăng cường sức mạnh dẻo dai của cơ.
  • Phục hồi chức năng được áp dụng sớm sau phẫu thuật để lấy lại chức năng khớp gối

1. Giai đoạn 1 (1 – 2 tuần sau mổ)

  • Những bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối ở giai đoạn này sẽ giúp:
  • Kiểm soát tình trạng phù nề và giảm đau
  • Duy trì duỗi gối 0º và gấp 100º
  • Duy trì sức mạnh của các cơ
  • Di chuyển được với các dụng cụ trợ giúp (nạng, khung tập đi…)
  • Duy trì thực hiện các bài tập tại nhà

1.1 Ngày 1

  • Thực hiện chườm lạnh khớp gối mỗi lần khoảng 15 phút, ít nhất 3 lần/ngày
  • Bài tập thực hiện trên giường: Bài tập co cơ tĩnh được thực hiện bằng cách người bệnh nằm duỗi thẳng chân, co cơ tĩnh ở bên chân mổ, co 5 giây và nghỉ 5 giây, tập 10 lần/ngày.
  • Những bài tập khác: Người bệnh tập vận động khớp cổ chân và tập trượt gót chân.
  • Tập ngồi dậy từ từ, tập thay đổi vị trí ở trên giường
  • Tập vận động chủ động khớp gối: 0º – 70º

1.2 Ngày 2

  • Tiếp tục thực hiện những bài tập trên
  • Thực hiện bài tập độc lập trên giường khoảng 5 lần mỗi ngày
  • Tập vận động khớp cổ chân
  • Người bệnh tập gập, duỗi, dạng và khép háng chủ động hoặc có sự trợ giúp
  • Tập ngồi trên ghế khoảng 30 phút, 2 lần mỗi ngày
  • Tập di chuyển vào nhà vệ sinh với trợ giúp của người chăm sóc
  • Tập vận động chủ động khớp gối: 10º – 80º

1.3 Ngày thứ 3 tới 2 tuần

  • Tiếp tục thực hiện các bài tập trên.
  • Thực hiện những bài tập khớp gối: Tập duỗi hoàn toàn khớp gối. Mỗi ngày tập gấp chủ động khớp gối thêm 10º, tới ngày thứ 5 tầm vận động khớp gối cần đạt được 100º.
  • Tập mạnh sức cơ đùi, sức cơ cẳng chân bằng những bài tập có sức cản
  • Tập đứng chịu lực trên 2 chân, đứng chịu lực trên mỗi chân. Khi người bệnh chịu được trọng lực, tiến hành tập thăng bằng khi đứng. Tập dồn trọng lượng cơ thể lên chân phẫu thuật.
  • Tập ở tư thế đứng: Thực hiện bài tập gấp duỗi dạng khép khớp háng ở bên chân mổ
  • Tập di chuyển nhẹ nhàng với nạng hoặc khung tập đi

2. Giai đoạn II: Từ 2 đến 5 tuần sau phẫu thuật

Những bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối ở giai đoạn này sẽ giúp:

  • Giảm đau và giảm phù nề
  • Gia tăng tầm vận động của khớp gối từ 0º – 115º
  • Tăng cường sức mạnh các cơ
  • Trở lại các hoạt động chức năng hằng ngày
  • Bắt đầu tham gia chương trình tập luyện tại nhà

Phương pháp: Duy trì thực hiện những bài tập ở giai đoạn I

  • Tập gấp duỗi khớp gối bằng những bài tập thụ động hay chủ động có trợ giúp.
  • Mỗi tuần tập gấp gối thêm 5º. Tới tuần thứ 5, tầm vận động khớp gối phải đạt 0º – 115º.
  • Tập kéo giãn thụ động khớp gối theo hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu
  • Tập tăng cường sức mạnh cơ: Thực hiện bài tập vận động khớp gối chủ động có sức cản tăng dần.
  • Tới tuần thứ 3, người bệnh bắt đầu thực hiện bài tập xuống tấn.
  • Tập di chuyển trên đệm, bước qua các chướng ngại vật ít nguy hiểm có dùng nạng trợ giúp.
  • Hoạt động trị liệu sau mổ: Người bệnh có thể tập luyện bằng cách di chuyển tại giường, sử dụng nhà tắm, đi giày dép.
  • Tập đạp xe đạp mỗi lần khoảng 15 phút, 2 lần/ngày.

Giai đoạn III: Sau phẫu thuật từ 6 đến 8 tuần

Những bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp gối ở giai đoạn sẽ giúp:

  • Tiếp tục cải thiện tầm vận động cho khớp gối từ 0º tới 115º hoặc 120º
  • Gia tăng sức mạnh của cơ
  • Tập thăng bằng không có sự trợ giúp
  • Trở lại với những hoạt động thường ngày

Phương pháp:

  • Duy trì thực hiện những bài tập ở giai đoạn 2
  • Người bệnh tiếp tục tập vận động gấp duỗi khớp gối mổ
  • Tập tăng cường sức mạnh các cơ
  • Tập đứng chịu lực hoàn toàn trên chân mổ
  • Bỏ dùng dụng cụ trợ giúp
  • Đi bộ, tập lên xuống cầu thang
  • Tập đạp xe
  • Có thể tập hoặc trở lại từ từ với những hoạt động thể thao nhẹ nhàng, rồi tăng dần cường độ tập

Mất bao lâu thì có thể đi lại bình thường?

Người bệnh thường mất khoảng 4 – 6 tuần để hoàn tất chương trình phục hồi chức năng sau thay khớp gối. Quá trình này kết thúc nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào công việc hay mức độ hoạt động mà người bệnh thực hiện.

Sau khi phục hồi, người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể chất với cường độ thấp như đi bộ, yoga cơ bản, thái cực quyền, các môn thể thao dưới nước… Tránh tập các bộ môn tập luyện với cường độ cao như bóng đá, quần vợt, bóng rổ…

Cần lưu ý gì trong quá trình phục hồi?

Sau khi thay khớp gối, người bệnh thường mất tới 3 tháng để vận động như bình thường. Sau 1 năm, người bệnh có thể không nhận ra sự khác biệt giữa khớp thật và khớp nhân tạo. Để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, người bệnh cần lưu ý:

  • Không đứng quá lâu, không gập gối quá mức
  • Không lấy chân phẫu thuật làm chân trụ
  • Ghế ngồi cao đảm bảo gấp gối 90 º có tay vịn
  • Nền nhà tắm tránh ẩm ướt, sử dụng thảm chống trượt
  • Không ngồi khoanh chân trong 6 tuần đầu sau mổ
  • Khi ngủ, không kê gối ở bên dưới khớp gối mổ để tránh đầu gối bị mất duỗi
  • Hạn chế xoay khớp gối
  • Không quỳ trên đầu gối mổ
  • Chườm đá trong 20 phút sau mỗi 3 – 4 giờ để giúp giảm sưng và đau

Các điều trị khác

Thuốc điều trị bổ xung: kháng sinh, giảm đau, giảm phù nề, chống huyết khối  tĩnh mạch, bổ xung canxi

Theo dõi và tái khám:

  • Khám lần đầu sau phẫu thuật 2 lần, sau đó cách 1 tháng khám lại 1 lần đến 6 tháng
  • Tiếp đó cách 1 năm tái khám 1 lần

Khoa Phục hồi chức năng tại Bệnh viện đa khoa Hưng Hà

Sở hữu đội ngũ chuyên gia, điều dưỡng và kỹ thuật viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, tận tâm và nhiệt tình, Khoa Y học cổ truyền – VLTL – PHCN BVĐK Hưng Hà mang đến các dịch vụ chăm sóc vật lý trị liệu, phục hồi chức năng đa dạng cho người mắc những bệnh lý thoái hóa cơ xương khớp hoặc người mắc các chấn thương như gãy xương, trật khớp, bong gân…

Bên cạnh đó, Bệnh viện còn được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: Máy chụp CT 128 dãy, máy cộng hưởng từ thế hệ mới 1.5 Tesla; máy đo mật độ xương, máy siêu âm… để có thể phát hiện sớm các tổn thương và điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp…

BVĐK Hưng Hà còn sở hữu hệ thống phòng khám khang trang; khu vực phục hồi chức năng hiện đại; quy trình chăm sóc hậu phẫu toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và ổn định sức khỏe sau phẫu thuật.

Để được tư vấn thêm về các phương pháp phục hồi chức năng tại Bệnh viện đa khoa Hưng Hà, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline: 1800 556 815 (Miễn phí cuộc gọi).

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website chính thức của viện là gì?

SilverPlay article