preloader

CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ CÓ CẦN NHỊN ĂN KHÔNG?

  • Home
  • -
  • Hoạt Động Chung
  • -
  • CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ CÓ CẦN NHỊN ĂN KHÔNG?
CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ CÓ CẦN NHỊN ĂN KHÔNG?

Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý. Việc chuẩn bị đúng cách sẽ giúp cho quá trình chụp cộng hưởng từ diễn ra nhanh chóng và chính xác. Vậy chụp cộng hưởng từ có cần nhịn ăn không?

Cùng tham khảo những tư vấn bởi Ths Bs Nguyễn Thị Kim Anh – Trưởng khoa Cận lâm sàng BVĐK Hưng Hà để có sự chuẩn bị chu đáo nhất trước khi đến Bệnh viện nhé!

BÁC SĨ GIẢI ĐÁP: CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ CÓ CẦN NHỊN ĂN KHÔNG?

Ths Bs Nguyễn Thị Kim Anh – Trưởng khoa Cận lâm sàng BVĐK Hưng Hà:

Về cơ bản chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân không cần thiết phải nhịn ăn. Ví dụ như: Tầm soát các bất thường sọ não, mạch máu não, các thoát vị đĩa đệm hay các bệnh lý cơ xương khớp thông thường.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khách hàng được khuyên nên nhịn ăn hoặc ăn nhẹ trong vòng 4 – 6 giờ trước khi tiêm:

  •  Trường hợp chụp MRI cần tiêm thuốc đối quang:

Tiêm thuốc đối quang qua đường tĩnh mạch giúp hình ảnh một cơ quan hoặc một khu vực đặc biệt thể hiện rõ hơn trên ảnh chụp MRI. Để tốt nhất, bệnh nhân chụp MRI có tiêm thuốc đối quang sẽ cần nhịn ăn trước khi chụp từ 4 – 6 giờ. Với khoảng thời gian nhịn ăn dài này, chuyên gia khuyên bệnh nhân nên chụp MRI vào buổi sáng sau khi thức dậy, tránh chụp buổi chiều khi cơ thể mệt mỏi, nhịn ăn sẽ khiến bạn bị đuối sức.

  • Khi chụp gan mật:

Các trường hợp chụp cộng hưởng từ gan mật, bệnh nhân cũng cần nhịn ăn và hạn chế một số loại thức uống khoảng 4 – 6 giờ để túi mật căng. Hình ảnh chụp MRI sẽ rõ nét, dễ dàng chẩn đoán bệnh lý hơn.

  • Trường hợp cần gây mê

Khi gây mê, bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi chụp cộng hưởng từ từ 4 – 6 giờ, cụ thể nhân viên kỹ thuật sẽ hướng dẫn. Nhịn ăn thời gian dài có thể khiến bạn mệt mỏi, vì thế hãy sắp xếp thời gian chụp hợp lý.

MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC KHI CHUẨN BỊ CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ

Bên cạnh việc băn khoăn chụp cộng hưởng từ có cần nhịn ăn không thì bạn có thể tham khảo thêm một số lưu ý dưới đây để quá trình chụp MRI diễn ra nhanh chóng nhé!

  • Tháo tất cả các thiết bị, đồ dùng có tính từ như thẻ ATM, chìa khóa từ, thẻ tín dụng, dây chuyền, vòng nhẫn, bông tai…
  • Các trường hợp cần tiêm thuốc tương phản từ, để đảm bảo an toàn tránh tình trạng dị ứng thuốc, sốc thuốc, hãy thông báo với bác sĩ về các loại thực phẩm, thuốc,… bạn biết mà cơ thể bị dị ứng.

CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ TẠI BVĐK HƯNG HÀ

Với hệ thống máy chụp cộng hưởng từ Siemens Healthcare 1.5 Tesla, BVĐK Hưng Hà là một trong số ít các Bệnh viện tại khu vực miền Bắc sở hữu bộ thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại hàng đầu thế giới GE Healthcare. Kỹ thuật này có ý nghĩa góp phần quan trọng trong phát hiện bệnh, theo dõi và điều trị các bệnh lý như: Thoái hóa đứt dây chằng, thoát vị đĩa đệm, u cột sống, u não, đột quỵ, tầm soát ung thư…

Bên cạnh hệ thống máy hiện đại, thì trình độ đọc hình ảnh của bác sĩ chính là hai yếu tố quan trọng để đưa ra một kết luận bệnh chính xác. Theo đó, Bộ phận Chẩn đoán hình ảnh của BVĐK Hưng Hà quy tự đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh đến từ các Bệnh viện Trung ương như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K…Hội chẩn các ca bệnh khó qua mạng bất kể thời gian nào mà người bệnh không phải vất vả đi lại.

Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch chụp cộng hưởng từ MRI, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới:

  • CƠ SỞ 01: BỆNH VIỆN ĐA KHOA HƯNG HÀ
  • Hotline: 1800 556 815 (Miễn phí cước gọi)
  • Địa chỉ: Đường Sơn Nam, Phường Lam Sơn, TP Hưng Yên.
  • CƠ SỞ 02: PKĐK HƯNG HÀ PHỐ NỐI
  • Hotline: 0911 565 115 – 0221 3789 115 – 0862 935 115
  • Địa chỉ: Số 110, đường Nguyễn Bình, Phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà có mấy cơ sở?

SilverPlay article