preloader

DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

  • Home
  • -
  • Chuyên Khoa Nội Tổng hợp
  • -
  • DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Dinh dưỡng cho người tiểu đường là một trong những câu hỏi mà các Bác sĩ BVĐK Hưng Hà thường xuyên nhận được từ bệnh nhân và người nhà. Và người bệnh hoàn toàn có thể chung sống khỏe mạnh với tiểu đường và giảm tối đa các biến chứng khi có thể kiểm soát tốt đường huyết bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng.

Vậy vì sao người bệnh tiểu đường cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và cần xây dựng một chế độ ăn như thế nào cho phù hợp? Cùng tham khảo những tư vấn đến từ Ths Dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Trang – BVĐK Hưng Hà để có thêm kinh nghiệm chăm sóc người thân trong gia đình bạn nếu mắc phải nhé!

VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát đường máu. Đường máu cao quá ngưỡng là vấn đề chính của bệnh lý tiểu đường. Tiểu đường kiểm soát được là khi xét nghiệm đường máu về giá trị bình thường hoặc gần bình thường tùy theo từng người bệnh. Chế độ ăn hợp lý sẽ cung cấp cho người bệnh đầy đủ dưỡng chất cần thiết và không làm đường máu tăng cao quá mức cho phép.

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Quan niệm về chế độ ăn của người bệnh tiểu đường đã thay đổi hoàn toàn so với trước đây. Những thức ăn mà người bình thường ăn thì người ĐTĐ cũng có thể ăn được, chỉ khác về số lượng và cần tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng sau đây để đảm bảo dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết.

Chia nhỏ bữa ăn và ăn đủ bữa đảm bảo nhu cầu năng lượng

Người tiểu đường có thể chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa trong ngày, ăn vào các giờ nhất định, chọn nhóm thực phẩm tốt cho bệnh ĐTĐ có chỉ số đường huyết thấp và số lượng phù hợp với từng người. Điều này sẽ giúp bạn bạn chế tình trạng quá đói hoặc quá no khiến đường huyết không ổn định.

● Không nên quá kiêng khem trong ăn uống hàng ngày, người bệnh tiểu đường vẫn phải ăn uống vừa đủ để đảm bảo dinh dưỡng và cơ thể khỏe mạnh. Ăn quá ít sẽ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, quá nhiều có thể khiến đường huyết tăng cao.

● Ăn rau trước trong bữa ăn.

● Sử dụng các thực phẩm bổ sung: sữa tiểu đường, multivitamin khi ăn uống không ngon miệng, viên uống hỗ trợ tiểu đường.

Đa dạng thực phẩm

● Người tiểu đường nên tăng cường thực phẩm giàu protein như: Thịt gà, cá trích, cá hồi, sữa chua, các loại đậu, trứng… Nếu bạn ăn chay, có thể bổ sung đạm từ các loại quả hạch, đậu, đậu phụ nhưng cũng cần kiểm soát lượng ăn vừa đủ bởi chúng cũng chứa nhiều calo và chất béo.

● Các sản phẩm chứa đạm khác bạn không nên sử dụng bao gồm: Các món ăn nhanh, nhẹ như giăm bông, xúc xích…

● Sử dụng các loại ngũ cốc: Gạo hữu cơ, gạo lứt; bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt… Không nên sử dụng các loại ngũ cốc như: Bánh mì, bánh ngọt; ngũ cốc có đường…

● Tăng cường các loại rau xanh: Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường không thể bỏ qua các loại rau củ bởi chúng bổ sung lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất (Các loại rau lá xanh; Tâm hoa Atiso; Măng tây…). Các loại rau có tinh bột người tiểu đường không nên ăn là: Khoai lang, khoai mỡ, đậu hà lan, củ cải đường,…

● Nên tránh trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp, siro trái cây, các loại sinh tố thêm đường, sữa,… hoặc nếu sử dụng cần chọn loại có ít đường và chất béo.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Ngoài quan tâm đến thực phẩm ăn hàng ngày, cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể. Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày ít nhất là 40ml trên mỗi kg cân nặng.

Vận động sau khi ăn

Sau bữa ăn, người tiểu đường nên vận động nhẹ nhàng, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Chế độ vận động 30-45p/ ngày, 5 ngày/tuần.

Tính toán mức năng lượng cụ thể cho từng bệnh nhân

Cách tính cần có mức năng lượng theo cân nặng lý tưởng của người bệnh, tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Tình trạng bệnh lý hiện tại, hoạt động thể lực, cân nặng mong muốn cũng như thói quen ăn uống… Chính vì vậy, bên cạnh việc thăm khám định kỳ để kiểm soát lượng đường huyết thì người bệnh tiểu đường có thể tìm đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để được Bác sĩ tư vấn về thực đơn phù hợp với từng người bệnh.

Khoa Nội Tổng hợp BVĐK Hưng Hà đã, đang quản lý và điều trị cho nhiều bệnh nhân tiểu đường, mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh. Với đội ngũ chuyên gia đến từ các Bệnh viện tuyến trung ương cùng các Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống thiết bị hiện đại, Khoa triển khai điều trị đa dạng các mặt bệnh nội khoa nói chung và tiểu đường nói riêng.

Để được tư vấn thêm về dinh dưỡng cho người tiểu đường, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Hotline: 1800 556 815 (Miễn phí cuộc gọi).

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà có mấy cơ sở?

SilverPlay article