preloader

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT TRẺ BỊ VIÊM TAI GIỮA?

  • Home
  • -
  • Khám Tai Mũi Họng
  • -
  • LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT TRẺ BỊ VIÊM TAI GIỮA?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT TRẺ BỊ VIÊM TAI GIỮA?

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ và thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bố mẹ đưa ra phương pháp điều trị đúng cách cho con, tránh tổn thương và những biến chứng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để biết trẻ bị viêm tai giữa? Mời Quý vị cùng tham khảo những tư vấn đến từ Ths Bs Nguyễn Văn Học – Phó trưởng khoa Liên khoa BVĐK Hưng Hà.

Dấu hiệu cảnh báo viêm tai giữa ở trẻ em

Bố mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu cơ bản của viêm tai giữa để nhận diện bệnh lý ở trẻ:

  • Sốt nhẹ đến sốt vừa, có thể cao hơn 39 độ C.
  • Chán ăn, bỏ bú, ăn không ngon miệng.
  • Trẻ bị đau trong tai, trẻ lớn có thể nói cho cha mẹ nhưng trẻ nhỏ chỉ biết dùng động tác dụi tay hoặc kéo vành tai.
  • Trẻ khó chịu, trằn trọc, khó ngủ, hay quấy khóc.
  • Tiêu chảy, nôn ói.
  • Có dịch mủ chảy ra từ ống tai ngoài.
  • Chậm phản ứng với âm thanh.
  • Có triệu chứng đau đầu, giảm thính lực tạm thời.

Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em khá dễ nhận biết và xuất hiện từ sớm, vì thế cha mẹ chỉ cần chú ý là sẽ thấy trẻ có nhiều biểu hiện bệnh khác lạ.

Làm gì khi trẻ bị viêm tai giữa?

Bố mẹ không nên chủ quan với những dấu hiệu của bệnh. Ngay khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh viêm tai giữa, bố mẹ nên đưa trẻ đến thăm khám với Bác sĩ để điều trị kịp thời. Việc kéo dài có thể khiến bệnh phát triển sang giai đoạn ứ mủ, vỡ mủ, không những điều trị khó khăn hơn mà biến chứng cũng rất dễ gặp phải.

Viêm tai giữa thường nặng nhất khi tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, nhất là phế cầu khuẩn đồng thời gây bệnh viêm đường hô hấp nặng. Khi đó, trẻ sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh điều trị, trong quá trình điều trị cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Cách phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể được phòng ngừa hiệu quả với các biện pháp sau:

  • Giữ ấm tốt cho trẻ, nhất là khi thời tiết chuyển mùa vừa giúp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp vừa hạn chế viêm tai giữa biến chứng.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ đang có dấu hiệu của bệnh cảm lạnh hay cũng đang bị viêm tai giữa.
  • Cho trẻ bú nhiều, ăn nhiều hoa quả, trái cây với trẻ đã ăn được để tăng sức đề kháng.
  • Khi cho trẻ bú bình, nên để bé ở tư thế ngồi, tránh bé bú ở tư thế nằm khiến sữa và nước có thể chảy ngược lại vào tai.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hoặc hóa chất trong môi trường ô nhiễm.
  • Tiêm ngừa đầy đủ cho trẻ các loại vắc xin được khuyến cáo hàng năm, trong đó đặc biệt lưu ý vắc xin ngừa cúm và phế cầu.

Nhiễm phế cầu khuẩn là tình trạng nghiêm trọng nhất gây viêm đường hô hấp, viêm tai giữa nặng có thể biến chứng đe dọa tới tính mạng. Tiêm phòng vắc xin ngừa phế cầu vẫn được đánh giá là phương pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Vắc xin phổ biến nhất hiện nay là vắc xin Symflorix, có khả năng ngứa 10 typ kháng nguyên phổ biến nhất của phế cầu khuẩn. Trẻ được tiêm phòng sẽ tự sinh ra kháng thể, dễ dàng tiêu diệt phế cầu khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Như vậy, viêm tai giữa ở trẻ em dù phổ biến nhưng thường không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể phòng ngừa chủ động được. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi triệu chứng của trẻ khi trẻ không may mắc bệnh, đưa đi khám kịp thời nếu dấu hiệu bệnh nghiêm trọng.

Ngoài việc thăm khám trong giờ hành chính tại Khoa Tai Mũi Họng, Bố mẹ có thể con đưa thăm khám tại Phòng khám ngoài giờ Ki ốt cạnh cổng số 2, số 68 đường Trần Quang Khải, TP Hưng Yên. Đặt hẹn qua Hotline: 0221 628 3456 (Nhi)/ 0976 662 692 (Tai – Mũi – Họng) hoặc đến đăng ký trực tiếp tại quầy.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh viện Đa khoa Hưng Hà có mấy cơ sở?

SilverPlay article