preloader

THIẾU KẼM, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH DỰ PHÒNG

  • Home
  • -
  • Tin tức
  • -
  • THIẾU KẼM, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH DỰ PHÒNG
THIẾU KẼM, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH DỰ PHÒNG

Kẽm là khoáng chất vi lượng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi người. Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: Loét miệng, xơ vữa động mạch, suy giảm thính giác… Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng thiếu kẽm, nguyên nhân và cách dự phòng tình trạng thiếu kẽm?

Thiếu kẽm là gì?

Thiếu kẽm là tình trạng không có đủ khoáng chất kẽm trong cơ thể. Kẽm có vai trò quan trọng và cần thiết đối với hệ miễn dịch, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, chữa lành vết thương. Loại khoáng chất này còn hữu ích cho sự phát triển, tăng trưởng của mỗi người trong các thời kỳ bào thai, thơ ấu và ở tuổi thanh thiếu niên.

Nguyên nhân thiếu kẽm?

Thiếu kẽm không phải tình trạng hiếm gặp. Bất kỳ ai ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ bị thiếu loại khoáng chất này, ảnh hưởng không tốt đến thể trạng, sức khỏe. Nhìn chung, vấn đề thiếu kẽm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm

  • Khẩu phần ăn uống của một số người không đáp ứng đủ nhu cầu kẽm hàng ngày. Tình trạng này thường xuất hiện ở nơi đang hoặc kém phát triển, có nhiều trường hợp bị suy dinh dưỡng.
  • Người ăn chay hay duy trì việc ăn kiêng trong thời gian dài có nhiều nguy cơ bị thiếu kẽm. Cụ thể là vì chế độ ăn uống của nhóm người này dễ bị thiếu protein hỗ trợ cơ thể hấp thụ kẽm. Ngoài ra, phytate của các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, quả hạch,… (vốn là thực phẩm thường xuất hiện trong khẩu phần ăn chay) có thể làm khả năng hấp thụ kẽm suy giảm.
  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn trong hơn 6 tháng hoặc có chế độ ăn kiêng cũng đối mặt với nguy cơ bị thiếu kẽm. Vì nhu cầu kẽm của trẻ lúc này cao hơn so với nguồn dưỡng chất được cung cấp. Khẩu phần ăn uống bị hạn chế sẽ khiến trẻ không nhận đủ lượng kẽm mà cơ thể cần.

Mắc bệnh mạn tính

Một số bệnh mạn tính thì có khả năng bị thiếu kẽm, ví dụ như loét dạ dày, hồng cầu hình liềm, tiểu đường, gan mạn tính, thận mạn tính, tiêu chảy mạn tính, celiac, ung thư, crohn, bệnh về tuyến tụy, nghiện rượu,… hoặc thiếu kẽm di truyền (acrodermatitis enteropathica).

Tuổi tác

Người cao tuổi có nguy cơ bị thiếu kẽm vì không thể ăn một vài loại thực phẩm. Ngoài ra, việc người cao tuổi sử dụng một số loại thuốc cũng khiến cơ thể gia tăng quá trình giải phóng kẽm, ví dụ như thuốc lợi tiểu thiazide, hydrochlorothiazide.

Nhu cầu kẽm của cơ thể gia tăng

Phụ nữ trong lúc mang thai và ở giai đoạn cho con bú sẽ có nhu cầu kẽm tăng cao hơn bình thường. Cụ thể, trong thời gian này, nhu cầu kẽm sẽ tăng gấp đôi, mỗi ngày cơ thể sẽ mất đi 2 mg kẽm, kéo dài khoảng 2 tháng sau sinh. Nhu cầu kẽm cũng cao hơn ở các bé sinh non. Vì cơ thể dự trữ kẽm chưa đầy đủ, tỷ lệ trao đổi chất cao hơn,…

Dấu hiệu thiếu kẽm:

  • Rụng tóc
  • Móng chân, móng tay giòn, dễ gãy có đốm trắng
  • Loét miệng
  • Mụn và các vấn đề khác về da
  • Chán ăn, mệt mỏi.

Dự phòng thiếu kẽm

  • Sử dụng thường xuyên nhóm thực phẩm chứa hàm lượng kẽm dồi dào mà bạn có thể bổ sung vào khẩu phần là cua, tôm, cá, trứng, sữa, thịt lợn nạc, gà, cừu, hàu, sò,…
  • Thay đổi một vài thói quen ăn uống có thể gia tăng sự hấp thu kẽm, ví dụ như uống nước chè sau khi ăn khoảng 1 – 2 giờ.
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm (Kẽm zinc Bioisland, fito ferro c bổ sung sắt kẽm hữu cơ, ,,)

Khi thấy trẻ có dấu hiệu thiếu kẽm, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm và tư vấn phương pháp bổ sung phù hợp. Để được tư vấn thêm các sản phẩm bổ sung kẽm tại Hưng Hà Mart, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ:

1. Liên hệ Hotline: 0221 628 5566

2. Nhắn tin Zalo: 0865 846 336

3. Nhắn tin ngay Fanpage: https://bit.ly/3sChG7N

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại bệnh viện là gì?

SilverPlay article