Xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường là một phần quan trọng trong việc quản lý và chung sống hòa bình với bệnh lý này. Chế độ ăn phù hợp giúp kiểm soát đường huyết, đồng thời, đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản bạn có thể tham khảo để xây dựng một thực đơn khoa học dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường với mục tiêu tối ưu sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Cùng Ths Dinh dưỡng Nguyễn Thị Thu Trang – Bộ phận Dinh dưỡng tiết chế BVĐK Hưng Hà tìm hiểu ngay nhé!
Đa dạng hóa thực phẩm
Người tiểu đường nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng vừa giúp người bệnh có được cảm giác ngon miệng:
- Ưu tiên số 1 là nhóm ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, gạo lứt…. Không nên ăn khoai tây hay bánh mì, bánh gạo,.. vì có thể gây tăng đường huyết.
- Nhóm thực phẩm thứ 2 không thể thiếu trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường là chất xơ, vitamin từ các loại rau xanh, hoa quả: Rau ngót, bí xanh, rau muống, roi, bưởi,…
- Nhóm thực phẩm thứ 3 là các loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất béo tốt: Trứng, sữa, thịt ức gà, cá biển, đậu phụ, dầu oliu, dầu đậu nành…
Kiểm soát lượng carbohydrate
Carbohydrate có ảnh hưởng lớn đến mức đường huyết. Người tiểu đường nên hạn chế đường, tinh bột và các sản phẩm chứa carbohydrate đơn đường. Thay vào đó, họ nên ưu tiên chọn các loại carbohydrate phức tạp như lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, khoai lang. Điều này giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định hơn.
Chia bữa ăn hợp lý
Người tiểu đường nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giữ cho mức đường huyết ổn định. Thay vì 3 bữa lớn, họ nên ăn 5 – 6 bữa nhỏ, kết hợp với các bữa phụ nhẹ nhàng để tránh cảm giác đói hoặc quá no. Điều này cũng giúp duy trì mức năng lượng ổn định trong cơ thể.
Theo dõi lượng calo
Người tiểu đường nên theo dõi lượng calo tiêu thụ hàng ngày để duy trì cân nặng và kiểm soát mức đường huyết. Việc tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm là cần thiết để định rõ lượng calo phù hợp và tham khảo về cách tính toán lượng calo từ các loại thực phẩm.
Uống đủ nước
Việc uống đủ nước là quan trọng cho sức khỏe chung và đặc biệt quan trọng đối với người tiểu đường. Nước giúp duy trì độ ẩm cho cơ thể, hỗ trợ chức năng thận và làm giảm nguy cơ tăng đường huyết. Công thức tính lượng nước cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường là: Trọng lượng cơ thể x 40ml = Số nước cần uống 1 ngày (ml).
Hạn chế đồ uống có ga và đồ uống có đường
Đồ uống có ga và đồ uống có đường có thể gây tăng đường huyết nhanh chóng. Người tiểu đường nên hạn chế việc tiêu thụ các loại đồ uống này. Thay vào đó, bạn nên chọn nước không đường hoặc các loại trà như: trà sen, trà vối,… đã được nghiên cứu có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.
Việc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường là một quá trình cá nhân hóa và nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Bằng cách tuân thủ một chế độ ăn lành mạnh và kiểm soát mức đường huyết, người tiểu đường có thể duy trì sức khỏe tốt và tận hưởng cuộc sống một cách tích cực.
Khoa Nội Tổng hợp BVĐK Hưng Hà đã, đang quản lý và điều trị cho nhiều bệnh nhân tiểu đường, mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh. Với đội ngũ Bác sĩ đến từ các Bệnh viện tuyến trung ương cùng các Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống thiết bị hiện đại, Khoa triển khai điều trị đa dạng các mặt bệnh nội khoa nói chung và tiểu đường nói riêng. Bên cạnh đó, bộ phận dinh dưỡng Tiết chế của Bệnh viện phối hợp với các Bác sĩ khoa Nội sẽ giúp bạn xây dựng một chế độ ăn hợp lý.
Để được tư vấn thêm về chuyên môn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Hotline: 1800 556 815 (Miễn phí cuộc gọi).