preloader

DẤU HIỆU TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Ở TRẺ SƠ SINH

  • Home
  • -
  • Khoa Nhi
  • -
  • DẤU HIỆU TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Ở TRẺ SƠ SINH
DẤU HIỆU TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY Ở TRẺ SƠ SINH

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng sinh lý phổ biến. Tuy nhiên những trường hợp trào ngược nặng có thể có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ không thể bỏ qua.

Thông tin tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI Nguyễn Toàn Thắng – Phó Trưởng Khoa Nhi BVĐK Hưng Hà

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thức ăn, dịch dạ dày, không khí, di chuyển từ dạ dày lên thực quản. Tình trạng này xảy ra ở trẻ em chủ yếu là trào ngược sinh lý, ít ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể diễn ra trong thời gian ngắn và tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, cũng có những trẻ bị trào ngược dạ dày dẫn đến chậm tăng cân, nghẹt thở do hít phải chất nôn, viêm thực quản do acid trong dịch dạ dày.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

  • Buồn nôn Hoặc nôn mửa: Trẻ có thể thường xuyên buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi ăn; ho hoặc nôn khan khi bú.
  • Thở khó khăn: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thở sau khi ăn, đặc biệt khi nằm ngửa.
  • Sự khó chịu sau bữa ăn: Nhiều trẻ có thể trở nên không thoải mái hoặc khó chịu sau khi ăn, thường xuyên nôn trớ
  • Khó ngủ: Do cảm giác khó chịu từ dạ dày trào ngược, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc ngủ yên.
  • Các dấu hiệu khác như: Ợ nóng, hôi miệng, tăng cân chậm, thở khò khè dai dẳng hoặc ho vào ban đêm

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Dựa vào kết quả thăm khám, Bác sĩ sẽ phân loại trào ngược, mức độ nghiêm trọng và hướng dẫn điều trị phù hợp. Đối với trào ngược dạ dày do sinh lý, tình trạng này có thể được cải thiện khi tâm lý trẻ ổn định hay thay đổi tư thế cho trẻ khi cho trẻ bú và sau khi bú.

Một số biện pháp giúp hạn chế trẻ bị trào ngược dạ dày bố mẹ có thể áp dụng:

  • Sau khi cho trẻ bú, mẹ nên giữ nguyên tư thế (bế trẻ ở tư thế đứng) khoảng 30 phút rồi mới cho bé nằm, đồng thời vỗ nhẹ lưng trẻ để kích thích trẻ ợ hơi (vỗ ợ) để hỗ trợ trẻ tiêu hóa hiệu quả hơn.
  • Nếu mẹ cho trẻ bú bình, hãy lựa chọn loại núm vú bình sữa có kích thước vừa với khuôn miệng bởi nếu chọn loại lớn quá, dòng sữa chạy nhanh và mạnh, dễ khiến trẻ bị sặc sữa.
  • Cho trẻ bú thường xuyên với nhiều cữ bú nhỏ, trải đều trong ngày, không cho trẻ bú quá no trong một lần bú.
  • Massage bụng, giúp trẻ cử động chân tay để trẻ tiêu hóa tốt hơn nhưng lưu ý không tập ngay sau khi trẻ mới bú no.

Khi có dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên đưa trẻ đến Bệnh viện để được Bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị. Bố mẹ cần tư vấn thêm về các bệnh lý của con, vui lòng liên hệ đến Hotline: 1800 556 815 (Miễn phí cuộc gọi).

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website chính thức của viện là gì?

SilverPlay article