preloader

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SA SINH DỤC

  • Home
  • -
  • Khám Phụ Sản
  • -
  • MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SA SINH DỤC
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SA SINH DỤC

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và bước vào thời kỳ mãn kinh có khả năng cao bị sa sinh dục. Bệnh có biểu hiện gây rối loạn tiểu tiện, táo bón, đau khi giao hợp và nhiều vấn đề khác. Tùy theo mức độ bệnh mà phương pháp điều trị cũng khác nhau.

Sa sinh dục là gì?

Sa sinh dục là hiện tượng sa xuống hoặc nhô ra ngoài của tử cung, các thành âm đạo  qua ống âm đạo. Hiện tượng này có thể kèm theo:  Sa bàng quang, sa ruột và trực tràng.

Theo kết quả của Bộ Y tế công bố khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh sa sinh dục sau sinh và phần lớn nằm trong độ tuổi từ 40-60 tuổi.

Nguyên nhân gây sa sinh dục?

Nguyên nhân là do các cấu trúc nâng đỡ vùng chậu bị suy yếu hoặc bị tổn thương, có thể bị dọc theo ống âm đạo hoặc tại một số vị trí nhất định. Có nhiều yếu tố có thể dẫn tới suy yếu các cấu trúc nâng đỡ vùng chậu và thúc đẩy quá trình sa sinh dục:

  • Tiền sử sinh con đường âm đạo ( đẻ thường). Vì khi sinh thường thì cấu trúc ống sinh dục bị căng giãn, bị gây tổn thương hoặc bị làm suy yếu các cấu trúc nâng đỡ như cân cơ vùng chậu.
  • Do sự gia tăng áp lực ổ bụng kéo dài và lặp đi lặp lại như: do táo bón, ho mãn tính, béo phì, tập luyện, làm công việc nặng quá độ.
  • Tuổi càng cao thì càng làm tăng nguy cơ sa các tạng vùng chậu: do các cơ quan nâng đỡ vùng chậu suy yếu theo thời gian và sự sụt giảm hoocmon ở lứa tuổi mãn kinh.

Triệu chứng khi bạn bị Sa sinh dục

  • Khó chịu, cảm giác tức nặng vùng cửa mình, ở bụng dưới, nhất là khi đứng, nhưng khi nằm thì cảm giác khó chịu đó lại không còn. Đôi khi có cảm giác như muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa sung huyết, đồng thời do áp lực trong thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu đã bị suy yếu, hay bị đau vùng thắt lưng.
  • Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn, ban đầu kích thước khối sa nhỏ, không thường xuyên xuất hiện, chỉ xuất hiện khi lao động nặng hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được, càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên và không tự đẩy lên được nữa.
  • Có dấu hiệu đi tiểu khó, tiểu rắt, són tiểu khi cười to, khi ho mạnh hay khi bị rùng mình, thường đái không hết nước tiểu nên bàng quang dễ bị viêm gây ra tiểu buốt.
  • Đại tiện sẽ có cảm giác vẫn chưa hết phân ở trực tràng, có thể bị táo bón.
  • Nhiều người bị sa sinh dục nhưng kinh nguyệt vẫn bình thường và vẫn có khả năng có thai. Nhưng những phụ nữ này thường dễ sẩy thai và đẻ non. Chảy máu, khí hư ra nhiều do cổ tử cung viêm nhiễm, cọ xát khiến người bệnh đi lại khó khăn, hạn chế lao động,…

Sa sinh dục có thể bị nhầm lẫn với một sống bệnh sau:

  • Trĩ hậu môn
  • Các khối u vùng âm hộ, âm đạo: nang tuyến Bartholin, u nang thành âm đạo, phì đại âm vật, phì đại cổ tử cung.
  • Viêm vùng chậu mạn tính gây triệu chứng đau, tức nặng vùng chậu mạn tính.

Ảnh trên minh họa phân độ của Sa sinh dục

Phẫu thuật điều trị sa sinh dục tại BVĐK Hưng Hà

Thấu hiểu nỗi niềm khó nói của người bệnh cùng mong muốn chấm dứt triệt để tình trạng sa sinh dục, Khoa Ngoại sản BVĐK Hưng Hà đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật nội soi điều trị sa sinh dục cho nữ giới với những ƯU ĐIỂM như:

  • Hạn chế xâm lấn, ít đau, thời gian hồi phục nhanh
  • Bảo tồn tử cung, giải quyết tình trạng són tiểu
  • Tính thẩm mỹ cao
  • Tỉ lệ tái phát thấp

Phương pháp phẫu thuật nội soi điều trị sa sinh dục tương đối khó và phức tạp do vị trí giải phẫu vùng sàn chậu có nhiều cơ quan, mạch máu lớn. Phẫu thuật viên phải giàu kinh nghiệm, trình độ cao để kiểm soát các tai biến như chảy máu, thủng ruột, bục bàng quang, niệu quản…

Tại BVĐK Hưng Hà, phẫu thuật nội soi điều trị sa sinh dục được thực hiện bởi đội ngũ Bác sĩ khoa Ngoại sản kết hợp với các Bác sĩ Bệnh viện tuyến trung ương cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng mổ vô khuẩn, mở ra cơ hội cho những người phụ nữ bị sa sinh dục được điều trị triệt để, xóa bỏ mặc cảm tự tin và mang đến chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Bác sĩ khuyến cáo, nếu chị em mắc phải bệnh lý này nên đến khám tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để sớm tìm ra biện pháp điều trị thích hợp.

=>> Để được tư vấn thêm về chuyên môn, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 556 815 (Miễn phí cuộc gọi).

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại bệnh viện là gì?

SilverPlay article