Cúm là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, không nên xem nhẹ triệu chứng cũng như những biến chứng của bệnh lý này, đặc biệt là ở các đối tượng như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Bệnh cúm là gì?
Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm thường và mùa đông xuân.
Cúm gồm 3 loại khác nhau ảnh hưởng đến phổi bao gồm: Cúm A, Cúm B, Cúm C, trong đó Cúm A được biết đến như là nguyên nhân gây ra đại dịch cúm có khả năng lây nhiễm cao.
Triệu chứng của Cúm
Thông thường 48-72h sau khi tiếp xúc với virus cúm người bệnh có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh.
Triệu chứng thường gặp đầu tiên là sốt cao từ 39 đến 41 độ C. Trẻ em nếu bị cúm thường sẽ sốt cao hơn so với người lớn. Người bị cúm cũng có thể gặp thêm một hoặc nhiều các dấu hiệu sau:
- Cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi
- Ho khan
- Triệu chứng thường gặp đầu tiên là sốt cao từ 39 đến 41 độ C. Trẻ em nếu bị cúm thường sẽ sốt cao hơn so với người lớn. Người bị cúm cũng có thể gặp thêm một hoặc nhiều các dấu hiệu sau:
- Cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi
- Ho khan
- Viêm họng
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Đau đầu
- Mệt mỏi, khó thở, đau mỏi người
- Nôn mửa, tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em hơn người lớn)
Hầu hết các bệnh cúm sẽ dần biến mất sau 4-7 ngày, bệnh nhân có thể sốt đi rồi sốt trở lại. Ho khan, mệt mỏi có thể kéo dài hàng tuần.
Cúm lây theo con đường nào?
Bệnh lây lan trực tiếp qua đường hô hấp do người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện , khiến các giọt bắn xuất hiện trong không khí và trên các bề mặt, nếu tiếp xúc phải các giọt bắn này có thể bị lây nhiễm.
Cúm có nguy hiểm không?
Cúm phần lớn diễn biến nhẹ và bệnh có thể tự giới hạn trong 2- 7 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt như: trẻ em và người lớn tuổi, người mắc các bệnh mạn tính, người suy yếu miễn dịch, phụ nữ mang thai và sau sinh, người béo phì thì cúm có thể trở lên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.
Các biến chứng có thể xảy ra như: Viêm phổi do cúm hoặc bội nhiễm vi khuẩn, Viêm não, màng não, Viêm cơ, hủy hoại cơ vân, tổn thương đa cơ quan….. làm trầm trọng hơn các bệnh mạn tính.
Điều trị cúm như thế nào?
- Nghỉ ngơi, dinh dưỡng: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước, nên tăng cường bổ sung các loại rau, trái cây, ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hồi phục sức khỏe tốt hơn.
- Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt đúng chỉ định và liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Một số các thuốc làm giảm triệu chứng: nhỏ mũi, xịt mũi, thuốc kháng histamine…
- Thuốc kháng virus: Với những trường hợp có nguy cơ cao.
- Kháng sinh: trong những trường hợp bội nhiễm vi khuẩn.
Bệnh nhân có các dấu hiệu chuyển biến nặng như: Khó thở, tức ngực, mất ý thức, co giật, tiểu ít hoặc không tiểu… đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao kể trên cần được nhập viện để theo dõi và xử trí các biến chứng kịp thời.
Cách phòng ngừa bệnh cúm
- Tiêm ngừa cúm mỗi năm
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng
- Vệ sinh bề mặt, vật dụng có khả năng lây nhiễm
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục rèn luyện sức khỏe để nâng cao sức đề kháng
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh và nơi đông người nhất là trong giai đoạn mùa dịch
Không giống như cảm lạnh thông thường, cúm là bệnh lý dễ gây nguy hiểm cho nhiều người nếu không có sự phòng ngừa và nâng cao sức khỏe. Bảo vệ bản thân trước nguy cơ nhiễm cúm cũng là bước bảo vệ sức khỏe cho người thân và cộng đồng. Tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm là giải pháp hiệu quả cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Hiện nay, Trung tâm tiêm chủng BVĐK Hưng Hà luôn sẵn vắc xin phòng bệnh Cúm phục vụ Quý khách hàng. Ngoài ra, khi tiêm vắc xin, cả gia đình bạn đều sẽ được khám sàng lọc trước tiêm hoàn toàn miễn phí bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Khu vực chờ sau tiêm rộng rãi, thoáng mát, có khu trò chơi đầy màu sắc giúp bé thoải mái trong quá trình tiêm.
Liên hệ ngay Hotline 0961 595 905 hoặc Zalo 0865 666 486 để được tư vấn và đặt lịch.